Cách lắp van 1 chiều cho máy bơm tăng áp tại nhà năm 2022

19 Tháng Một, 2022 0 ChienSeo

Van một chiều là thiết bị không thể thiếu đối với máy bơm tăng áp, giúp bảo bảo vệ đường ống dẫn vận hành ổn định, tránh các sự cố chập cháy. Có thể lắp van 1 chiều theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang nhưng để đảm bảo van 1 chiều bơm cao áp vận hành ổn định, an toàn và đạt hiệu quả, bạn cần phải lắp đặt đúng cách. Tìm hiểu cách lắp van 1 chiều cho máy bơm tăng áp tại nhà vô cùng đơn giản trong bài viết hôm nay.

Cách lắp van 1 chiều cho máy bơm tăng áp

Cách lắp van 1 chiều cho máy bơm tăng áp

Van một chiều máy bơm tăng áp là gì?

Van một chiều máy bơm nước tăng áp là thiết bị được gắn trong hệ thống bơm, các dòng bơm ly tâm cần đến van một chiều hay còn gọi là luppe để giữ được nước trong ống hút, tạo môi trường chân không khi máy bơm tăng áp hoạt động.

Nhiệm vụ, vai trò của van 1 chiều với máy bơm tăng áp

Tác dụng chính của van một chiều máy bơm nước là làm cho dòng nước bơm chỉ chảy theo một chiều từ dưới lên, truyền tải nước tới vị trí cần đến và ngăn dòng chảy chảy ngược lại.

Van một chiều máy bơm nước tăng áp còn giúp giữ lại nước trong đường ống bơm, vì khi tắt bơm, nếu không lắp van thoát nước 1 chiều thì lượng nước trong ống sẽ bị tụt hết làm cho đường ống trong máy bơm rút sạch nước. Đồng thời, khiến cho dòng nước chảy ngược lại, gây ra những hỏng hóc, chập cháy cho máy bơm. Và khi mở máy bơm sẽ không thể hút được nước nữa nếu không có van 1 chiều.

Nếu không không lắp van 1 chiều máy bơm tăng áp sẽ ra sao? Tầm quan trọng của van 1 chiều là điều không cần bàn cãi. Máy bơm tăng áp nếu không lắp van 1 chiều ở đầu hút thì hiệu quả hoạt động sẽ bị suy giảm đáng kể. Quá trình hoạt động của bơm sẽ không được liên tục, nước bị hụt hơi. Ngoài ra, nếu vận hành bơm trong tình trạng không có nước ở trong đường ống bơm sẽ dễ bị hỏng. Chúng ta phải mồi nước chay cho máy bơm rất mất thời gian. Hay những sự cố rò nước ở máy bơm đều là vì không có van 1 chiều máy bơm nước hoặc thiết bị van 1 chiều bị hư hỏng, hở.

Nguyên lý hoạt động của van thoát nước 1 chiều

Khi không có dòng nước chảy qua van, phần trượt (cửa xoay) của van dưới tác dụng từ chính trọng lượng của nó hoặc lực lò xo được giữ chặt ở vị trí “Đóng”. Khi xuất hiện dòng chảy tới van, phần trượt (cửa xoay) dưới tác động của năng lượng dòng chảy bị đẩy khỏi vị trí đóng và mở cho dòng chảy đi qua van. Tại thời điểm vận tốc dòng chảy về 0, phần trượt (cửa xoay) quay về vị trí đóng, áp suất cửa ra của van tác động lên phần trượt giúp giữ chặt phần trượt ở vị trí đóng và ngăn dòng chảy về hướng cửa vào của van. Như vậy, van 1 chiều bơm cao áp hoạt động hoàn toàn hoàn toàn tự động dưới tác động của nước.

Nguyên lý hoạt động của van 1 chiều

Nguyên lý hoạt động của van 1 chiều

Các loại van một chiều máy bơm tăng áp

Phổ biến nhất là 2 loại van 1 chiều sau:

  • Van một chiều dạng lá lật: Van 1 chiều dạng lá lật là do cấu tạo bên trong có một chiếc lá lật qua lật lại khi dòng chất lỏng đi qua nên được gọi là van một chiều lá lật.
  • Van 1 chiều dạng lò xo: Van 1 chiều lò xo là loại van dùng các tác dụng bảo vệ chống lại dòng chảy ngược, tức là chỉ cho dòng chảy đi qua theo 1 hướng duy nhất và ngăn không để dòng nước chảy theo chiều ngược lại. Van  1 chiều dạng lò xo vận hành hoàn toàn tự động dựa vào lực chảy của dòng nước. 
Van một chiều máy bơm tăng áp

Van một chiều máy bơm tăng áp

Cách lắp van 1 chiều cho máy bơm tăng áp tại nhà

Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt

Trước khi tiến hành lắp van một chiều máy bơm nước tăng áp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ dưới đây để tiện cho quá trình lắp đặt:

  • Van một chiều lá lật, van một chiều lò xo .. nối ren , nối bích… tùy theo thiết kế đường ống của bạn
  • Băng keo tan  hoặc bích – ron nếu là nối ren
  • Thước đo khoảng cách để cắt ống cho chính xác
  • Dụng cụ cắt ống
  • Vị trí lắp đặt van thoát nước 1 chiều trên đường ống
  • Bộ cờ lê, mỏ lết để vặn khóa
  • Bộ ren hai đầu đường ống

Hướng dẫn lắp đặt van một chiều

Bước 1: Kiểm tra van

Trước hết, cần kiểm tra, đo đạc chính xác kích cỡ của van có phù hợp với kích thước của hệ thống đường ống cần lắp đặt không. Vật liệu chế tạo van 1 chiều  có đáp ứng được môi trường sử dụng và kiểu kết nối của van có tương thích và thuận tiện với vị trí cần lắp đặt không? Tốc độ dòng chảy có thích hợp với khả năng đóng mở, vận hành của van không?

Bước 2: Xác định vị trí lắp van một chiều

Tiếp theo, tiến hành xác định vị trí lắp đặt van một chiều trên đường ống bằng cách quan sát chiều mũi tên chỉ hướng đi của dòng chảy bên trong van. Nếu mũi tên nằm ngang thì lắp van 1 chiều theo phương ngang, còn nếu mũi tên hướng lên thì lắp van 1 chiều theo chiều thẳng đứng. Sau khi đã xác định chính xác vị trí và hướng lắp đặt van thì dùng dụng cụ cắt đường ống.

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ van thoát nước 1 chiều và đường ống

Tiến hành quan sát bên trong, bên ngoài đường ống cùng các bộ phận của van 1 chiều rồi vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo không còn rác thải, bụi bẩn mắc kẹt bên trong. Bởi nếu có bụi bẩn còn mắc kẹt thì đĩa van sẽ không thể đóng mở gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành của hệ thống

Bước 4: Lắp van 1 chiều 

Cuối cùng, tiến hành gắn van 1 chiều vào đường ống bằng cách vặn với nối ren, gắn chặt bu-lông với nối bích hoặc dán keo. Cụ thể:

  • Nối ren: Dùng tay vặn đúng khớp ren của chân ren và đường ống, vặn chặt đều tay không dùng lực quá mạnh tránh gây vỡ ống. Sau khi vặn đúng khớp rồi thì dán thêm một lớp băng tan để đảm bảo độ kín, tránh rò rỉ.
  • Nối bích: Dùng dụng cụ để siết chặt bu lông cùng các đai ốc. Lưu ý siết chặt đều tay, tránh làm lệch, biến dạng đường ống. Ở giữa mặt bích và đường ống gắn thêm 1 vòng đệm làm kín để giảm ma sát, tăng khả năng làm kín, tránh rò rỉ và giảm tiếng ồn.
  • Dán keo: Dùng keo gắn vào 2 đầu đường ống, dùng băng tan quấn vào 2 đầu van một chiều trước khi siết chặt, nhằm đảm bảo không bị rò rỉ nước nếu lỡ ren bị hở. Lưu ý, không để hở lỗ quá lớn khi dán keo và khi dán keo tránh làm đường ống biến dạng.

Bước 5: Kiểm tra van

Tiến hành chạy thử nghiệm van một chiều máy bơm nước để kiểm tra xem bạn đã lắp đặt đúng cách chưa. Nếu van hoạt động ổn định, chỉ cho dòng chảy chạy theo 1 hướng nhất định và ngăn dòng lưu chất chảy ngược lại, không bị rò rỉ thì bạn đã lắp đặt thành công và có thể đưa vào vận hành. Còn nếu nhận thấy có bất kỳ vấn đề nào khác thì ngay lập tức phải ngắt dòng chảy để kiểm tra và xử lý.

Cách lắp van một chiều cho máy bơm nước tăng áp này bạn có thể áp dụng cho máy lọc nước nhé!

Ưu, nhược điểm của van 1 chiều tăng áp

1. Ưu điểm

– Giá rẻ, lắp đặt đơn giản

– Hoạt động đơn giản, ít hỏng hóc

– Dễ sửa chữa, bảo dưỡng

– Sử dụng được cho nhiều môi trường lưu chất

2. Nhược điểm

Van một chiều là một sản phẩm tương đối hoàn hảo nhưng vẫn xảy ra một số sự cố đối như: Đệm cao su bị hỏng, gioăng làm kín bị hở làm dòng lưu chất rò rỉ, khi lắp đặt dễ bị dính keo vào trong lõi,…

Có thể nói, van 1 chiều máy bơm nước cực kỳ quan trọng với hệ thống máy bơm tăng áp. Van 1 chiều sẽ giúp bơm nước hoạt động ổn định, tránh được sự cố hư hỏng hoặc chập cháy. Đồng thời, bạn phải biết cách lắp van 1 chiều cho máy bơm nước tăng áp đúng chuẩn để đảm bảo mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Nguồn bài viết: thapgiainhiethoanglien.com

Bài viết liên quan