Số từ là gì? Lượng từ là gì? Cách phân biệt số từ & lượng từ

15 Tháng Năm, 2024 0 Huongttms

Số từ là gì? Lượng từ là gì? Số từ và lượng từ là những thuật ngữ đã được đề cập trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Thế nhưng, do có khá nhiều điểm tương đồng nên 2 thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn với nhau, khiến nhiều học sinh gặp khó khăn khi làm bài tập. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề trên, vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau đây!

Khái niệm số từ và lượng từ

Số từ là gì? Cho ví dụ

Số từ là gì? Theo Ngữ văn lớp 6, số từ là những từ được sử dụng để chỉ số lượng và thứ tự của các vật trong tiếng Việt. Trong đó, khi được sử dụng để nói về số lượng vật thể, số từ sẽ đứng trước danh từ, khi được sử dụng nhằm biểu thị thứ tự của sự vật hoặc hiện tượng thì số từ thường nằm sau danh từ.

Số từ

Số từ

Ví dụ: 

  • “Hai cô gái phía xa xa kia rất xinh” → Từ “hai” đứng trước danh từ “cô gái” nên được coi là số từ số lượng.
  • “Em học sinh có mã số sinh viên PH1102 lên trả bài” → Từ “PH1102” đứng sau danh từ “sinh viên” nên được coi là số từ chỉ thứ tự.

Lượng từ là gì? Cho ví dụ

Lượng từ là gì? Theo Ngữ văn lớp 6, lượng từ là những từ thường nói về số lượng nhiều hay ít của sự vật. Theo đó, lượng từ được chia ra làm 2 loại, đó là: 

  • Lượng từ chỉ toàn thể: tất cả, toàn thể, toàn bộ, mọi, các,..
  • Lượng từ chỉ tập hợp/phân phối: từng, những, mỗi, chỉ riêng,…
Tìm hiểu về lượng từ là gì trong tiếng Việt

Tìm hiểu về lượng từ là gì?

Ví dụ:

  • “Tất cả các cán bộ đều nêu cao và học tập theo tấm gương Hồ Chí Minh” → Từ “tất cả” trong câu này là lượng từ mang tính chất chỉ toàn thể.
  • “Kỳ này lớp chúng ta chỉ có 2 bạn đạt học sinh giỏi” → Từ “chỉ” trong câu này là lượng từ chỉ tập hợp riêng lẻ.

Cách phân biệt số từ & lượng từ

Sau tìm hiểu số từ là gì, lượng từ là gì, vẫn còn một số bạn vẫn còn nhầm lẫn, chưa thực sự hiểu được 2 từ loại này khác nhau như thế nào. Vì vậy, mời bạn theo dõi bảng dưới đây để biết cách phân biệt số từ và lượng từ một cách chính xác nhất nhé!

Số từ Lượng từ
Giống Đều có ý nghĩa khi trước hoặc sau danh từ
Khác Chỉ rõ số lượng cụ thể

Chỉ rõ thứ tự vật thể

Mang tính chất ước chừng

Không chỉ vị trí, thứ tự

Ví dụ: “Năm em học sinh xuất sắc nhất sẽ được tham gia đội tuyển của trường. Những em học sinh còn lại cần cố gắng hơn trong lần thi sắp tới”.

Trong câu trên, từ “năm” trong “năm em” là số từ chỉ số lượng chính xác; từ “những” trong “những em” là lượng từ mang tính chất toàn thể bởi không thể xác định rõ số lượng học sinh còn lại là bao nhiêu.

Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Số từ là gì? Cho ví dụ

  1. Là những từ chỉ số lượng
  2. Là những từ chỉ vị trí
  3. Cả A & B đều đúng
  4. Cả A & B đều sai

Bài tập 2: Lượng từ là gì? Cho ví dụ

  1. Là những từ chỉ số lượng mang tính chất toàn thể
  2. Là những từ chỉ số lượng mang tính chất riêng lẻ, phân phối
  3. Cả A & B đều sai
  4. Cả A & B đều đúng

Bài tập 3: Hãy chỉ ra và so sánh ý nghĩa của từng từ “mỗi” trong 2 câu dưới đây:

  1. Cửa kính bị vỡ tanh bành, còn lại mỗi mảnh này là nguyên vẹn
  2. Lớp này không có tính đoàn kết gì hết! Mỗi nhóm nộp lại bản báo cáo công việc cho tôi!

Đáp án

Bài tập 1: Chọn C. Ví dụ: “3 quả táo trên bàn ai ăn hết rồi?”, “uầy, 2 chú cún kia đáng yêu quá!”.

Bài tập 2: Chọn D. Ví dụ: “Ngày mai, tất cả mọi người sẽ tập hợp tại đây để đi du lịch Hạ Long nhé!”, “những bạn còn lại chuẩn bị khâu hậu cần thật tốt nhé!”.

Bài tập 3: 

Giống nhau: Đều là sự chia tách của vật thể

Khác nhau: 

  • Trong câu A, từ “mỗi” là số từ chỉ số lượng cụ thể
  • Trong câu B, từ “mỗi” là chỉ từ mang tính chất toàn thể, chung chung

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu số từ là gì, lượng từ là gì trong tiếng Việt rồi phải không? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, hãy để lại bình luận phía để mọi người cùng nhau phân tích và thảo luận! 

Sát sao hay xát xao là đúng chính tả Tiếng Việt?

Ngoài ra, đừng quên tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại thosuaxe.vn để tìm hiểu chi tiết hơn về các từ loại thông dụng trong tiếng Việt nhé! 

Bài viết liên quan