TÍNH TOÁN THÁP GIẢI NHIỆT 👉👉như thế nào?

27 Tháng Hai, 2023 0 LeHa

Việc thực hiện tính toán và nắm rõ các thông tin của tháp giải nhiệt là điều cần thiết trước khi đưa ra quyết chọn mua tháp hạ nhiệt nước cho cơ sở của mình. Việc tính toán kỹ lưỡng và chuẩn xác sẽ giúp cho chúng ta tiết kiệm được chi phí và công sức khi mua thiết bị. Song hiện nay rất ít người trong chúng ta biết cách tính toán tháp giải nhiệt như thế nào? Do đó trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn phương pháp tính chuẩn xác và đơn giản nhất để các bạn tham khảo. 

Tính toán tháp giải nhiệt như thế nào?

Khi nắm được rõ thông số về tháp giải nhiệt phù hợp cho hệ thống làm mát nhà xưởng chúng ta sẽ không mất công tháo lắp đổi trả nhiều lần gây tốn công sức và tiền bạc. Đồng thời việc tính toán còn giúp cho hệ thống làm mát được tối ưu hóa, có thể hoạt động với công suất cao nhất. Để có được thông số tháp giải nhiệt cho hệ thống chúng ta cần tính toán các thông số đó là:

Cách tính toán tháp giải nhiệt

Cách tính toán tháp giải nhiệt

  • Tính toán công suất tháp giải nhiệt 
  • Tính toán bơm nước tháp hạ nhiệt
  • Tính toán thể tích bể nước trung gian

Trong những phần tiếp theo dưới đây của bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết cách tính các chỉ số này để từ đó các bạn có được thông số tháp hạ nhiệt phù hợp nhất với hệ thống làm mát cơ sở của mình cần. 

Tính toán công suất của tháp giải nhiệt

Bước đầu tiên trong việc tính toán tháp hạ nhiệt nước chúng ta cần tiến hành đó là xác định được nhu cầu giải nhiệt mà công trình kiến trúc, máy móc, trang thiết bị cần để lựa chọn được tháp làm máy có công suất thích hợp.

Việc ước lượng để xem nên chọn tháp giải nhiệt nước có công suất 15 RT, 50RT hay 150RT… là điều hoàn toàn không nên. Bởi nó rất dễ gây ra tình trạng chọn tháp có công suất nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với nhu cầu. 

Công thức tính toán

Cách thức để tính toán công suất tháp giải nhiệt như sau: Chúng ta thực hiện tính công suất tỏa nhiệt của hệ thống bằng công thức Q = C*M*(T2-T1). 

Giải thích các ký hiệu

Trong đó:

  • Q là công suất tỏa nhiệt. 
  • C là ký hiệu cho nhiệt dung riêng của nước. 
  • M là khối lượng nước. 
  • T2 là nhiệt độ nước đã làm mát
  • T1 là nhiệt độ nước đầu vào. 

Dựa vào số liệu công suất tỏa nhiệt của hệ thống chúng ta tính được theo công thức trên cùng với diện tích mặt bằng và nhiệt độ môi trường chúng ta có thể dễ dàng tính toán được nhu cầu làm mát cần của nhà xưởng hay tòa kiến trúc là bao nhiêu. Từ đó chúng ta có thể xác định được chính xác công suất tháp làm mát mà hệ thống cần. 

Sau khi đã biết được công suất tháp giải nhiệt cần thiết cho hệ thống làm mát của nhà xưởng chúng ta cần tính số chỉ số để có thể chọn được bơm nước phù hợp.

Bơm nước tháp giải nhiệt

Bơm nước tháp giải nhiệt

Tính toán bơm nước tháp làm mát nước

Để chọn được bơm tháp giải nhiệt phù hợp chúng ta cần phải biết được 2 chỉ số đó là lưu lượng và áp suất bơm. Mối quan hệ của áp suất và lưu lượng bơm đó là nghịch chiều. Khi áp suất của bơm cao thì lưu lượng bơm sẽ thâp. Khi chỉ số lưu lượng cao thì áp suất thấp.

  • Chúng ta xác định được lưu lượng của bơm qua tháp 
  • Thông qua sự tương quan của vị trí đặt bơm và tháp giải nhiệt, kích thước với đường đi của đường ống dẫn nước chúng ta sẽ xác định được áp suất của bơm. 

Dựa vào những chỉ số trên đây chúng ta sẽ chọn lựa được máy bơm nước phù hợp cho tháp làm mát nước và ngược lại. 

Tính thể tích bể trung gian

Để đảm bảo được khả năng hoạt động tuần hoàn một cách liên tục của cả hệ thống giải nhiệt nói chung và tháp giải nhiệt nói riêng chúng ta phải có một bể trung gian phù hợp. Thể tích của bể trung gian tháp giải nhiệt được ký hiệu là Vmin. Để tính được thể tích của bể trung gian tháp giải nhiệt chúng ta cần biết 2 chỉ số đó là thể tích đường ống và công suất tháp giải nhiệt. 

thông số tính toán tháp giải nhiệt

Tính toán bể nước tháp giải nhiệt

Công thức tính

Công thức để tính với 2 chỉ số trên như sau: Vmin = 6.5*Q+Vdo (lít). 

Giải thích ý nghĩa

Trong đó:

  • Q chính là công suất giải nhiệt của hệ thống tháp làm mát nước
  • Vdo là thể tích đường ống.

Trên đây là cách tính toán tháp giải nhiệt mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đã có thể tính toán được các chỉ số để chọn lựa tháp hạ nhiệt cũng như hệ thống giải nhiệt của mình.

Bài viết liên quan