Bảo thủ là gì? Tính bảo thủ như thế nào? Có tốt không?

5 Tháng Mười Một, 2022 0 Huongttms

Những người mang tính cách bảo thủ thường bị mọi người chán ghét và không muốn tiếp xúc hay làm việc cùng. Như thế nào được coi là người có tính bảo thủ? Tác hại của tính bảo thủ là gì? Biết những dấu hiệu của người bảo thủ để tránh mắc phải những sai lầm khiến bạn tụt hậu so với xã hội qua bài phân tích ngay sau đây nhé! 

Bảo thủ nghĩa là gì? Tính bảo thủ như thế nào? Có tốt không?

Bảo thủ nghĩa là gì? Tính bảo thủ như thế nào? Có tốt không?

Bảo thủ là gì?

Bảo thủ hành động cố chấp luôn cho mình là đúng và không nghe bất kỳ lời khuyên hay góp ý nào từ người khác. 

Dù biết bản thân sai nhưng người bảo thủ nhất quyết không chịu nhận là mình sai và có sở thích “cãi cùn” trong các cuộc tranh luận, khiến cho cuộc tranh luận đó trở nên gay gắt và không có hồi kết.

Cũng bởi thái độ bảo thủ, không dám thừa nhận sai lầm, không dám phủ định cái cũ để xây dựng cái mới hoàn chỉnh, tốt đẹp hơn nên họ thường có đầu óc tối tăm, lạc hậu và khó thích nghi với sự phát triển của xã hội.

Nếu lấy phải một người đàn ông bảo thủ và gia trưởng, bạn sẽ phải sống với người có tư duy lạc hậu, giữ định kiến trọng nam khinh nữ và khó có tiếng nói trong gia đình

Dấu hiệu điển hình của tướng người bảo thủ

Người có tính bảo thủ thường có một số dấu hiệu nhận biết cơ bản sau:

  • Trong mọi cuộc tranh luận, người bảo thủ và cố chấp luôn cho mình là đúng và mọi ý kiến của bất kỳ ai đều không lọt tai và bị họ gạt ngay đi
  • Sống theo lối mòn và tư duy xưa cũ, không sáng tạo đổi mới, nhất quyết không tiếp thu cái mới, cái tiến bộ 
  • Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân lên trên hết, không chịu hy sinh cho tập thể hay cộng đồng
  • Ít mối quan hệ bạn bè, không thích giao du                                  

Nguyên nhân khiến một người trở nên bảo thủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính bảo thủ ở mỗi người. Cụ thể như:

  • Ngại thay đổi tư duy và hành động mà luôn tin tưởng vào một điều gì đó không có cơ sở khoa học
  • Từng bị phê bình, phản bác hay bị chỉ trích quá nhiều theo hướng tiêu cực.
  • Không tìm được cách giải quyết khó khăn hình thành nên thói quen tìm lý do để bảo vệ cho mình, theo thời gian trở thành người bảo thủ.
  • Thường xuyên bị so sánh với những người giỏi hơn và học tập từ thói quen “thích đổ lỗi” của người khác.

Hậu quả của tính bảo thủ

Không thể phát triển bản thân

Người bảo thủ khư khư giữ niềm tin vào quan điểm của bản thân, bỏ ngoài tai những góp ý xây dựng. Bởi vậy, họ dần dần bị tụt hậu, không theo kịp sự phát triển của thời đại và chính bản thân họ cũng không thể phát triển được.

Tăng thêm kẻ thù và dễ tranh cãi

Trong giao tiếp, đặc biệt là trong công việc, chẳng ai muốn trao đổi, tranh cãi với người chỉ khăng khăng cho mình là đúng. Tiếp thu, thay đổi và tiến bộ và giúp bạn phát triển, vừa tạo được thiện cảm tốt với những người xung quanh.

Cách để không trở thành người bảo thủ

Bỏ qua định kiến

Lắng nghe ý kiến góp ý từ nhiều phía và chọn lọc ý kiến mang tính xây dựng, những kinh nghiệm hay được góp ý từ mọi người để tiếp thu là cách để không trở thành người bảo thủ.

Thay đổi cách nói chuyện

Khéo léo trong giao tiếp

Khéo léo trong giao tiếp

Tránh những lời nói chỉ trích người khác bởi đây là thói quen của khá nhiều người. Thay vì chê bai và phản bác thì bạn hãy tôn trọng và lắng nghe người khác nói. Thực tế, chính hành vi chỉ trích thậm tệ một ai đó đã dồn họ trở thành một người bảo thủ dù trước đó, chính bản thân họ đã biết mình sai và nỗ lực thay đổi. Chỉ cần biết cách ghi nhận nỗ lực từ người khác thì họ sẽ không phản ứng lại bằng cách tỏ ra bảo thủ.

Quan tâm đến cảm xúc người khác

Trong giao tiếp, hãy thật lòng quan tâm đến cảm xúc của người khác. Bởi thông thường những người bảo thủ luôn cảm thấy bị lạc lõng, bị tổn thương, tự ti và họ rất cần sự ghi nhận từ người khác. Sự quan tâm giữa người với người trong giao tiếp sẽ tránh được sự bảo thủ và tranh cãi không mong muốn

Giữ bình tĩnh 

Lắng nghe góp ý từ người khác với thái độ ôn hòa. Dù góp ý đó khiến bạn không hài lòng thì cũng hãy suy nghĩ và phân tích thật kỹ. Tránh thái độ nổi nóng chỉ khiến bạn tự chuốc ức chế vào người mà thôi. Việc bình tĩnh phân tích nguyên nhân vấn đề khiến bạn đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

Không ngừng trau dồi kiến thức hàng ngày

Đọc sách là cách hiệu quả để trở nên hiểu biết hơn mỗi ngày

Đọc sách là cách hiệu quả để trở nên hiểu biết hơn mỗi ngày

Để chiến thắng thuyết phục trong mỗi cuộc tranh luận mà không trở thành kẻ “cãi cùn”, cố chấp thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là không ngừng học hỏi các kiến thức mới. Từ đó tự chiêm nghiệm và rút ra bài học cho bản thân. 

Việc liên tục học hỏi mỗi ngày sẽ giúp bạn thay đổi tư duy cũng như suy nghĩ một cách tiến bộ, khoa học. Có thêm nhiều tri thức mới mẻ hơn, hiện đại hơn, mở mang đầu óc và có những lý lẽ thuyết phục khi tranh luận

Tính bảo thủ hoàn toàn có thể sửa đổi. Nếu bạn đang có một trong những biểu hiện của một người bảo thủ thì ngay từ bây giờ, hãy nỗ lực để thay đổi bản thân trở nên hoàn thiện hơn từng ngày, để có thêm những mối quan hệ tốt đẹp và cuộc sống thuận lợi hơn.

Bài viết liên quan