Ca dao là gì? Một số bài ca dao về tình cảm gia đình hay nhất

11 Tháng Tư, 2023 0 Huongttms

Ca dao là một loại hình văn học dân gian mang nhiều ý nghĩa. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của thế hệ người Việt ta từ thời xa xưa. Nội dung của ca dao là những kinh nghiệm quý báu được ông cha ta từ xưa truyền lại theo phương thức truyền miệng từ đời này qua đời khác. Vậy ca dao là gì, cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thể loại ca dao trong bài viết dưới đây nhé! 

Ca dao là gì?

Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian, không theo cấu trúc nhất định, được sáng tác nhằm truyền đạt kinh nghiệm hoặc diễn tả thế giới nội tâm của con người và kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng. 

Xét về nghĩa, ca dao là từ Hán Việt. “Ca” trong ca từ, ca hát, có nghĩa là một bài hát có vần có điệu. “Dao” là một câu hát ngắn, ngẫu hứng và không có giai điệu cụ thể.

Ca dao là gì?

Ca dao là gì?

Nguồn gốc của ca dao

Những câu ca dao Việt Nam được sáng tác và truyền miệng bởi người dân lao động. Không ai biết được chính xác được tác giả cả ca dao là ai. Chỉ biết rằng, ca dao có nguồn gốc từ cuộc sống dân gian đời thường, sinh ra trong lao động 

Ca dao sinh ra trong lao động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Ca dao sinh ra trong lao động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Ví dụ như lúc làm nông, để diễn tả nỗi cực nhọc thì người nông dân sẽ ngâm ra những câu ca dao như: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!” Hoặc để dự báo một dạng thời tiết thì họ cũng nghĩ ra ca dao để miêu tả: “Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy. Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.”

Ngày nay, ca dao vẫn được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và trong các tác phẩm văn học.

Đặc điểm của ca dao

Đặc điểm về hình thức của ca dao

Ca dao cũng là một trong những dạng của thơ ca Việt Nam nhưng thường không có cấu trúc nhất định như thể thơ lục bát hoặc thất ngôn bát cú đường luật. Khi sử dụng chúng, mọi người không cần phải chú ý tới nhịp điệu.

+ Lời thơ thường ngắn gọn.

+ Sáng tác tự do hoặc sử dụng thể thơ lục bát/ lục bát biến thể.

+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, đan xen nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

+ Lối diễn đạt bằng hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

Đặc điểm về nội dung của ca dao

Nội dung của ca dao chủ yếu diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của con người trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, tình yêu quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính như tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương chan chứa nhiều xót xa, cay đắng nhưng thấm đượm ân tình của con người Việt Nam. Ca dao cũng truyền tải những thông điệp đầy lạc quan, hài hước và vui vẻ từ chính ngưỡng người dân lao động.

Giá trị của ca dao

Ca dao tục ngữ mang thông điệp truyền tải văn hóa của Việt Nam trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và văn hóa truyền thống. Nó được ví như “món ăn tinh thần” giúp người dân được giao lưu nghệ thuật, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ làm việc vất vả, cực nhọc. 

Ca dao còn là nơi giãi bày sự bất công, tủi nhục,…của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa. 

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ca dao mang đậm giá trị văn hóa nghệ thuật, thể hiện nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Đó là sự mộc mạc, giản dị và tinh thần lạc quan vượt lên mọi nghịch cảnh của nhân dân ta. 

Bên cạnh đó, ca dao chính là kho tàng kinh nghiệm dân gian quý báu được cha ông ta đúc kết và lưu giữ. Điển hình là những bài ca dao về hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất. 

Giờ hắc đạo là gì? Cách chọn và hóa giải giờ hắc đạo

Các loại hình ca dao

Ca dao có mấy loại? Ca dao được phân thành 7 loại chính gồm: Đồng dao, ca dao về lao động, ca dao để ru ngủ, ca dao về các nghi lễ, ca dao trào phúng, ca dao trữ tình, ca dao than thân. Chúng được truyền miệng và ghi chép trong các sách, báo, các tạp chí,…Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ từng loại ca dao nhé.

Đồng dao

Đồng dao được xuất phát từ những cuộc chơi đùa của lũ trẻ ở quê. Chúng gắn liền với ký ức tuổi thơ của bọn trẻ. Những bài đồng dao thường nói về những điều nhỏ bé, quen thuộc trong mắt của trẻ con như trò chơi dân gian, con trâu, cánh đồng, con cò, con kiến, gánh nước, …

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ.”

Đồng dao được xuất phát từ những trò chơi của lũ trẻ 

Đồng dao được xuất phát từ những trò chơi của lũ trẻ

Ca dao về lao động

Ca dao sinh ra trong lao động cực nhọc, những người nông dân thường hát những bài ca dao để xua tan sự mệt mỏi. Cũng nhờ ca dao mà năng suất làm việc của họ tăng lên rất nhiều.

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!”

Ca dao để ru ngủ

Những câu ca dao ru con chúng ta được nghe khi mới lọt lòng từ mẹ hay bà đã theo ta suốt những năm tháng trưởng thành sau này. Loại ca dao này là được những đứa trẻ ngủ ngoan, những câu hát đầy bình yên và thân thuộc.

“À ơi… Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

À ơi. Ông ơi, ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào, ôg hãy xáo măng

À ơi. Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòg cò con.”

Ca dao về các nghi lễ

Dùng ca dao để các nghi lễ, nghi thức diễn ra suôn sẻ hơn. Cũng chính là sự tôn trọng của người dân đối với tôn giáo, tập tục truyền thống dân gian của mình.

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưg xanh.”

Ca dao trào phúng

Ca dao trào phúng hay ca dao châm biếm là loại hình ca dao dùng những bộ phận trên cơ thể con người để miêu tả các yếu tố khác ngoài cuộc sống. Loại ca dao này dùng để châm biếm các thói hư tật xấu tồn tại trong cuộc sống.

“Chỉ đâu mà buộc ngang trời

Tay đâu mà bịt miệng cười thế gian.”

Ca dao trữ tình

Ca dao trữ tình là loại ca dao được lồng ghép yếu tố cảm xúc nhiều nhất, thể hiện tình yêu nam nữ, tình yêu quê hương đất nước,… Chúng thường dùng trong các trường hợp tỏ tình giữa các cặp đôi

“Ai làm cái nón quai thau

Để cho anh thấy em nào cũng xinh.”

Ca dao than thân

Đây là loại ca dao được cất lên từ tiếng lòng của những kiếp người đau khổ, cùng cực, lầm than trong xã hội cũ. Họ phải chịu nhiều đắng cay, áp bức, tủi nhục, uất ức vì “thấp cổ bé họng” trong xã hội. 

“Thương thay thân phận con rùa

Dưới đình đội lạc, đến chùa đội bia.”

Những câu Ca dao hay về tình cảm gia đình hay nhất

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp cần được ca ngợi, giữ gìn và nuôi dưỡng. Vậy nên, từ xa xưa ông cha ta đã truyền tai nhau những câu ca dao về tình cảm gia đình để nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải biết quý trọng, yêu thương, đùm bọc, giữa những người có quan hệ máu mủ với nhau.  

  1. Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha,
    Lớn lên nhờ vợ, lúc già cậy con.
  2. Lên non mới biết non cao,
    Nuôi con mới thấu lòng mẹ cha.
  3. Ơn cha nặng lắm ai ơi,
    Nghĩa mẹ bằng trời, 9 tháng cưu mang.
  4. Đi đâu bỏ lại mẹ già,
    Gối nghiêng ai sửa,
    Chén trà ai nâng?
  5. Mẹ già đầu tóc bạc phơ,
    Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi.
  6. Trời cao, biển rộng, đất dày,
    Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
  7. Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng Mẹ,
    Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng Cha.
  8. Một mẹ nuôi được mười con,
    Nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ.
  9. Đói lòng ăn trái ổi non,
    Nhịn cơm nuôi mẹ báo tròn nghĩa xưa.
  10. Chim trời ai dễ đếm lông,
    Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Vậy là bài viết đã tổng kết những thông tin cơ bản nhất về thể loại ca dao. Đây là loại hình văn học dân gian tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Ca dao chính là minh chứng sống cho một thời kỳ văn học dân gian phát triển, cần tiếp tục được gìn giữ và phát huy. 

Bài viết liên quan