Chạm khắc là gì? Nghệ thuật chạm khắc là gì? Khái niệm

25 Tháng Mười Một, 2022 0 Huongttms

Chạm khắc là bộ môn nghệ thuật truyền thống dân gian của Việt Nam. Chúng ta vẫn thường bắt gặp các tác phẩm chạm khắc tại các ngôi đình chùa, công trình kiến trúc cổ điển. Vậy bạn có biết nghệ thuật chạm khắc là gì? Các bức chạm khắc được làm từ chất liệu gì? Chạm khắc khác gì điêu khắc? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chạm khắc qua bài viết dưới đây nhé!

Chạm khắc là gì

Chạm khắc là gì

Điêu khắc là gì?

Điêu khắc bộ môn nghệ thuật mà người nghệ nhân dùng dụng cụ cứng như kim loại (đục, dao,…) tác động vào các vật liệu cứng như đá, gỗ, xương, kim loại, xi măng,…để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật.

Ngoài ra, các tác phẩm điêu khắc còn được các điêu khắc gia tạo nên từ vật liệu như đất sét, polymer, nhựa, bê tông, đồng, vàng…

Nhà điêu khắc sử dụng các kỹ thuật để tạo khuôn, tạo hình, chạm khắc, tạc, gò,  hàn, đẽo gọt hoặc đục cùng với khả năng thẩm mỹ của mình để tạo nên các tác phẩm điêu khắc. 

Điêu khắc là bộ môn nghệ thuật đòi hỏi khả năng sáng tạo, sự tập trung và sự nhạy cảm trong thẩm mỹ, đường nét, bố cục. 

Điêu khắc là gì

Điêu khắc là gì

Chạm khắc là gì?

Chạm khắc là một phạm trù của điêu khắc. Chạm khác dùng các vật nhọn để chạm, khoét, tác động vào những hình khối phẳng, nhẵn gọn gàng để tạo ra tác phẩm, mà không phải đắp nổi.

Bức chạm khắc gỗ

Bức chạm khắc gỗ

Chạm khắc có 2 nhánh nhỏ là chạm khắc trên mặt phẳng như tranh khắc gỗ

và chạm khắc trên các hình khối còn được gọi làm chạm khắc tượng tròn.

Các vật liệu thường dùng trong chạm khắc: gỗ, đá, ngọc,…

Khác nhau giữa điêu khắc và chạm khắc?

Điêu khắc và chạm khắc đều là những bộ môn nghệ thuật trang trí thuộc nhánh của nghệ thuật thị giác hoạt động trong không gian ba chiều, nhưng điêu khắc là tạo ra những sản phẩm với không gian ba chiều còn chạm khắc được thực hiện trên mặt phẳng như cổng chùa, cánh cửa, bức tường,…

Tác phẩm chạm khắc được làm từ chất liệu gì?

Các chất liệu/ vật liệu dùng để tạo ra các bức chạm khắc là gì?

  • Chất liệu cổ điển: đất nung, gỗ, gốm, sứ, ngà, xương, đá, đồng.

  • Chất liệu hiện đại: thủy tinh, sắt, thép, gang, nhôm, inox, nilon, sáp, sa mốt, xi măng, bê tông…

  • Chất liệu đương đại:  âm thanh, ánh sáng, chuyển động…

  • Chất liệu trung gian: (có tính tạm thời, trước khi chuyển sang chất liệu chính thức): thạch cao, composit…

Ngày nay, người ta sử dụng chất liệu hiện đại như: Xi măng, thạch cao hay phổ biến nhất là điêu khắc composite, bởi nó mang tính ứng dụng cao và được nhiều người ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ, bền và giá rẻ.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bộ môn nghệ thuật chạm khắc Việt Nam. Hy vọng bài viết đã giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn đọc về nghệ thuật chạm khắc Việt. Từ đó, phân biệt được chạm khắc và điêu khắc trong tổng thể các trường phái nghệ thuật thị giác của Việt Nam.

Bài viết liên quan