Địa hào là gì? Vì sao có địa hào?

14 Tháng Một, 2023 0 Huongttms

Kiến thức về địa hào chúng ta đã được học trong chương trình Địa lý lớp 10. Bạn còn nhớ địa hào là gì, địa hào khác gì với địa hình và địa lũy? Cùng chúng tôi ôn lại kiến thức về địa hào qua những thông tin có trong bài viết dưới đây nhé!

Địa hào là gì? Vì sao lại có địa hào?

Địa hào là gì? Vì sao lại có địa hào?

Địa hào là gì?

Địa hào là loại cấu tạo địa chất tồn tại và phát triển khắp nơi trên vỏ Trái Đất. 

Địa hào có dạng khối cấu trúc đứt gãy hình máng, phần lòng trũng xuống. Khoảng trũng và tách đôi đó hình thành do 2 bên bị đứt gãy góc cao cản trở. 

Khu vực nào có địa hào hình thành và phát triển với quy mô lớn thì phần lớp vỏ Trái đất ở khu vực đó sẽ mỏng do bị kéo duỗi. Theo thời gian, địa hào phát triển thành bồn địa gãy và lún hình dạng dài và hẹp.

Tại những khu vực nơi xuất hiện địa hào tồn tại nhiều khoáng vật hữu cơ trọng yếu, mang đến nhiều giá trị sử dụng và tạo ra những cảnh quan hùng vĩ. 

Vì sao có địa hào?

Nguyên nhân hình thành nên địa hào là do địa hình bị uốn nếp, đứt gãy tạo thành các địa lũy và địa hào. Chính các tác động nội lực lên bề mặt trái đất đã tạo nên địa hào. Thông qua lực tác động, vận động kiến tạo khiến địa hình nâng lên hoặc hạ xuống. Những lớp đất đá sẽ bị uốn nếp hoặc đứt gãy mà hình thành địa hào

Phân biệt địa hình, địa hào, địa lũy

  • Địa hình: Là phần mặt đất bao gồm các yếu tố gồm dáng đất, chất đất, lớp thực vật, điểm dân cư, các địa vật,….Trong quân sự, địa hình được đánh giá dựa trên đặc điểm dáng đất, khả năng cơ động, điều kiện kiểm soát, nguy trạng và một số điều kiện tự nhiên khác.
  • Địa hào: Là loại cấu tạo địa chất, tồn tại và phát triển khắp nơi trên lớp vỏ Trái Đất. Chính là khối cấu trúc đứt gãy hình máng, có phần lòng trùng xuống; khoảng trũng và tách đôi được hình thành là do 2 bên đứt gãy góc cao cản trở.
  • Địa lũy: Địa là đất, lũy là bờ thành; địa lũy là bờ thành đắp cao trên nền đất để chắn tầm đạn hoặc ngăn quân địch tấn công. Địa hào khác với địa lũy ở chỗ,  địa hào thì đào sâu dưới đất còn địa lũy thì ngược lại đắp cao trên mắt đất, cả hai đều phục vụ cho chiến đấu.

Một số địa hào nổi tiếng thế giới

Địa hào hình thành do quá trình vận động, kiến tạo bề mặt Trái đất, vô tình hình thành nên những cảnh quan vô cùng hùng vĩ và đẹp mắt. Có thể kể đến một số địa hào trở thành điểm thăm quan du lịch nổi tiếng thế giới như: 

Địa hào Rhine

Địa hào Rhine hay chính là con sông Rhine lớn nhất thế giới thuộc khu vực biên giới nước Đức và nước Pháp. Chiều dài sông lên đến 1320km, bắt nguồn từ chân núi phía bắc dãy Alps ở Đông Nam Thụy Sĩ. Con sông này chảy qua các nước Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ và cuối cùng đổ ra biển. 

Chính địa hình dạng địa hào biến sông Rhine trở thành khu vực có tầm quan trọng lớn trong việc giao thương hàng hóa giữa các quốc gia châu Âu thời tiền sử. Đồng thời kết hợp với cảnh quan đẹp đã hình thành nên nhiều khu dân cư hai bên bờ. 

Địa hào Rhine kỳ vĩ và nên thơ

Địa hào Rhine kỳ vĩ và nên thơ

Địa hào Rhine tương đối hẹp, dòng chảy xiết và độ nghiêng lớn. Bởi vậy đã hình thành cao nguyên có nhiều ao hồ thông nhau. Cảnh quan tại nơi đây cực đẹp mắt và nên thơ với hai bên là núi, phía dưới là sông dài rộng.

Địa hào Oslo

Địa hào này bao quanh thủ đô Oslo của Nauy. Chính địa hình dạng địa hào kết hợp với biển và núi ở hai bên đã tạo cho thành phố Oslo ra các nền văn hóa đa dạng, đặc sắc nơi đây.

Du khách ấn tượng với Oslo bởi những tòa nhà kiến trúc trung cổ với hiện đại, được bao quanh bởi tán cây xanh và khu rừng rộng lớn. Cảm quan nơi đây tạo nên sự cân bằng giữa thiên nhiên và nền văn minh. 

Thủ đô Oslo xinh đẹp với biển và núi ở hai bên 

Thủ đô Oslo xinh đẹp với biển và núi ở hai bên

Bên cạnh cảnh quan đẹp, Oslo còn gây ấn tượng bởi những bảo tàng, phòng tranh nghệ thuật độc đáo. 

Thung lũng giãn tách Đông Phi (Kenya)

Thung lũng Kenya được phát hiện bởi một nhà thám hiểm người Anh vào cuối thế kỷ 19. Địa hình nơi đây có dạng máng kéo dài liên tục 6000km từ phía bắc Syria đến Tây Nam châu Á và trung tâm Đông Phi. 

Địa hình thung lũng Kenya màu mỡ là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật

Địa hình thung lũng Kenya màu mỡ là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật

Sự phân tách mảng kiến tạo kéo dài từ ngã ba Afar xuống phía Nam của Đông Phi. Địa hình nơi đây được hình thành dạng thung lũng có hệ thống vực sâu với vô số hồ lớn, nhỏ và các suối nước nóng. Trong số, 3 hồ lớn nhất bao gồm: hồ Bogoria, Nakuara và Elementaita. 

Ba hồ lớn này kết hợp với những hồ nhỏ và các con suối tại thung lũng nứt vỡ là nơi cư trú và sinh trưởng của nhiều loài sinh vật như tảo, cá và hàng trăm loài chim, vạc. Trong đó có đến 13 loài chim nằm trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng. 

Mong rằng với một vài thông tin cơ bản trên đây đã gợi nhớ lại phần nào kiến thức về địa hào cho bạn đọc. Ở Việt Nam chúng ta cũng có không ít các địa hào nổi tiếng như thung lũng sông Hồng, Yên Châu (Sơn La),…Nếu có thời gian, các bạn có thể đến đây khám phá.

Bài viết liên quan